Thiết kế nội thất
KHU TƯỞNG NIỆM SÓNG THẦN
KHU TƯỞNG NIỆM SÓNG THẦN
loại hình công trình:
Khu tưởng niệm.
chức năng chính:
Tưởng niệm.
hình thức và phong cách kiến trúc:
Hiện đại, sử dụng những đường nét kỷ hà mạnh mẽ, dứt khoát.
vị trí công trình:
rừng quốc gia Khaolak- Lamru, Thái Lan.
Ý tưởng chính là xây dựng một nơi mà người ta có thể hình dung được con người nhỏ bé như thế nào trước thảm họa, vì vậy hình khối bên ngoài tương tác với cảnh quan xung quanh để cố gắng diễn tả sự giằng xé giữa thiên nhiên lúc thanh bình và lúc “bạo lực”.
Hình khối bên ngoài tạo ra không gian đa dạng, bên trong với đường nét, hình khối, ánh sáng tự nhiên kết hợp với nhau với mục đích tạo cảm giác như đang ở trong lòng con sóng cho người tham quan.
Vị trí nằm ở cao độ + 17.000.
Tổng diện tích: ~ 800 m2
Nhóm đối tượng sử dung: khách tham quan khu tưởng niệm.
Chi làm 2 khu công năng chính là:
Khu Đón tiếp và tiễn khách (gồm chức năng giải khát và nơi bán hàng lưu niệm)
Khu thông tin ( nơi giới thiệu tham quan khu tưởng niệm và hệ thống máy tính để tra cứu thông tin liên quan đến khu tưởng niệm)
Thuận lợi: không gian thoáng đãng, mở, tường bao kính-> tận dụng ánh sáng mặt trời. Nằm ngay lối giao thông chính, có nhiều góc nhìn đẹp, bên dưới là một hồ nước lớn không bị che khuất tầm nhìn,.
Khó khăn: diện tích khá lớn, giao thông nhiều hướng
Phân tích tổng quát đặc điểm văn hóa- lịch sử
Sóng thần (tiếng Nhật: tsunami) là một loạt các đợt sóng được tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Hậu quả tai hại của sóng thần có thể ở mức cực lớn.
Thuật ngữ tsunami (sóng thần) bắt nguồn từ tiếng Nhật có nghĩa "bến" (津 tsu, âm Hán Việt: "tân") và "sóng" (波 nami, "ba"). Thuật ngữ này do các ngư dân đặt ra dù lúc đó họ không biết nguyên do là sóng xuất phát ở ngoài xa khơi. Cơn sóng thần khởi phát từ dưới đáy biển sâu; khi còn ngoài xa khơi, sóng có biên độ (chiều cao sóng) khá nhỏ nhưng chiều dài của cơn sóng lên đến hàng trăm kilômét. Vì vậy khi ở xa bờ chúng ta khó nhận diện ra nó, mà chỉ cảm nhận là một cơn sóng cồn trải
Thường có một quan niệm sai rằng sóng thần cũng hoạt động như một đợt sóng hình thành do gió thông thường hay các cơn sóng cồn (với gió phía sau, như trong bức tranh khắc gỗ thế kỷ 19 nổi tiếng của Hokusai này). Trên thực tế, một cơn sóng thần được hiểu đúng hơn là một đợt dâng cao bất thần của nước biển, như một hay nhiều đợt nước. Lưỡi sóng thần đặc biệt giống với một đợt sóng đang tan ra nhưng có cơ chế khác hẳn: mức nước biển đột ngột tăng, tựa như những khối nước biển khổng lồ có lực còn lớn hơn nhiều.
Nguyên nhân gây ra sóng thần là động đầt, lở đất hoặc núi lửa phun trào dưới đáy biển hoặc sự rơi của những thiên thạch lớn.
...........
YẾU TỐ TÂM LÝ TRONG THIẾT KẾ
Rối loạn stress sau sang chấn hay Hội chứng chấn thương tâm lý (tiếng Anh: Posttraumatic Stress Disorder- PTSD) là một rối loạn tâm lý, biểu hiện bằng các triệu chứng lo âu rõ rệt sau khi phải đương đầu với sự kiện gây tổn thương và vẫn tiếp tục kéo dài sau đó khi sự kiện đã kết thúc từ lâu. Bệnh hay gặp ở những người từng trải qua các biến cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần hoặc/và thể chất như thiên tai, chiến tranh, bạo hành, tai nạn. Bệnh còn có tên khác là rối loạn stress sau chấn thương hoặc rối loạn tâm căn sau sang chấn, theo phân loại nó thuộc nhóm bệnh liên quan đến Stress (Căng thẳng).
............................
Thảm họa đã qua đi nhưng những dư chấn nặng nề để lại trong tâm trí những con người từng sinh sống nơi đây là điều không thể tránh khỏi. Một không gian tưởng niệm được xây dựng trên chính vùng đất nơi trực tiếp chịu đựng những thảm kịch đó nếu không kể đến những ưu thế về giá trị lịch sử , sự cuốn hút của điều kiện tự nhiên thì vẫn có những khó khăn nhất định. một không gian tưởng niệm giống như một dấu ấn mạnh mẽ và trường tồn về những gì đã qua, nó không chỉ tưởng niệm những con người đã ra đi mà còn nhắc nhở những người còn sống về những ký ức mà họ đã trải qua.
...............
“Không gian tưởng niệm" có thể xem là một phần trong khái niệm "không gian ý niệm", một hình thức không gian mang nặng tính trừu tượng và cảm tính, vì cái mà chúng nhắm đến là ý niệm của con người, và ký ức chính là một phần của ý niệm. Không gian ý niệm nói chung và không gian tưởng niệm nói riêng không hướng đến việc phục vụ những nhu cầu vật chất của con người, mà đối tượng chính của những không gian này chính là tinh thần, tinh thần của người "thưởng thức". Chúng ta có thể có khái niệm về không gian tưởng niệm như sau: đó là một không gian mà vật chứa đựng bên trong nó chính là ký ức, ký ức của một cá nhân, một tập thể, một dân tộc, một quốc gia hay thậm chí là toàn nhân loại, đó là không gian, nơi con người đến để "tưởng" (nhớ), và "niệm" (nghĩ) về không chỉ quá khứ, mà còn là hiện tại và cả tương lai. Vì vậy có thể xem đấy là chức năng chính của không gian tưởng niệm.
Đối với Thế hệ cũ- những người đã được ghi nhớ ký ức về nội dung tưởng niệm sẽ bị tác động đầu tiên vào những ký ức quá khứ của họ, từ những ký ức đó sẽ dẫn đến việc “niệm”- suy nghĩ, tư duy về những ký ức, từ việc “niệm” dưới tác động của yếu tố ngoại cảnh (không gian) sẽ dẫn đến việc hình thành cảm xúc, từ những cảm xúc đó sẽ tạo ra tình cảm nơi người xem và từ đó quyết định nhận thức của chính họ về nội dung được tưởng niệm.
Đối với Thế hệ mới- những người chưa từng trải qua hay chưa từng có ký ức về nội dung tưởng niệm sẽ bị tác động đầu tiên bởi yếu tố ngoại cảnh (không gian) từ đó dẫn đến những trạng thái cảm xúc khác nhau, chính từ những cảm xúc đó sẽ hình thành một ký ức mới trong não bộ và những ký ức đó sẽ ảnh hưởng đến tình cảm của nhóm đối tượng này và cuối cùng chính từ tình cảm đó sẽ quyết định nhận thức của họ về nội dung tưởng niệm.
Ý tưởng thiết kế
5 năm sau thảm họa sóng thần khiến hơn 220.000 người tại 14 quốc gia nằm ven biển Ấn Độ Dương thiệt mạng (26/12/2004), nhiều nước châu Á đã tổ chức các lễ tưởng niệm cầu nguyện cho những người đã mất.
Đặc điểm chung của những hình thức tưởng niệm này là đều dùng lửa như một “phương tiện vận chuyển”, đưa tiễn linh hồn người chết về cõi vĩnh hằng và cũng thời mang ý nghĩa siêu thoát.
..........
Thiết kế không gian tưởng niệm không nên chỉ nhìn nhận, xoáy mạnh vào cảm giác mất mát, đau đớn về những ký ức đã qua mà còn phải chú trọng đến, định hướng cho người thưởng thức những giá trị, bài học cho tương lai. Thảm họa sóng thần không chỉ hoàn toàn là do thiên nhiên gây ra mà những hoạt động tàn phá thiên nhiên của con người cũng chịu một trách trong đó. Do đó Không gian tưởng niệm Sóng thần không chỉ tưởng niệm những người đã chết mà còn giúp người còn sống thức tỉnh, ý thức được cái giá phải trả cho những hành động của chính mình nhưng cũng là một nơi để ta hy vọng cho tương lai.
Kết hợp với ý tưởng thiết kế kiến trúc (diễn tả sự giằng xé giữa thiên nhiên lúc thanh bình và lúc “bạo lực”… tạo cảm giác như đang ở trong lòng con sóng cho người tham quan.) ý tưởng nội thất cũng sử dụng những hình ảnh dữ dội mạnh mẽ của những con sóng khổng lồ, đồng thời kết hợp với hình ảnh của lồng đèn hoa đăng trong không gian tưởng niệm