@
Lý do chọn đề tài
Bất kỳ ai trên thế giới đều cất giữ trong
mình những ký ức, đó có thể là những ký ức vẻ vang, hạnh phúc hay đau thương, đầy bi ai, thậm
chí chứa đựng ám ảnh khủng khiếp. Nhưng cho dù thế, ký ức vẫn phải
được lưu trữ. Con người không thể sống bằng ký ức, nhưng nếu không
có ký ức, con người không thể trả lời được câu hỏi: “Tôi là ai?”
Và bảo tàng là một nơi như thế, nơi lưu giữ ký ức của một cá nhân, một tập thể, một dân tộc hay thậm chí là toàn nhân loại.
Bảo tàng là sự kết nối giữa quá khứ- hiện tại- tương lai, sự kết nối đó vừa là cái hữu hình (thông qua những vật phẩm trưng bày) nhưng đồng thời cũng là cái vô hình (cảm xúc của người thưởng thức).
Có thể nói, thiết kế
bảo tàng là một đề tài khó, khó vì yêu cầu cao về mặt thẩm mỹ, đòi hỏi sự
tìm hiểu, nghiên cứu đề tài một cách nghiêm
túc và sâu sắc, thế nhưng cũng vì chính những lý do đó mà đề tài bảo tàng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với tôi. Tuy nhiên với quy mô một đồ án môn học, bản thân tôi nhận
thấy chưa có đủ thời gian và điều kiện để tìm hiểu, nghiên cứu
một cách thực sự nghiên túc thể loại
này.
Bảo tàng chiến tranh không phải là một chủ đề mới, đặc biệt đối với Việt Nam, một đất nước vốn được thể giới biết đến nhiều nhất qua những cuộc chiến
tranh và do đó, có không ít những đồ án
tốt
nghiệp nội thất chọn làm đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn thể hiện chiến tranh dưới một góc nhìn khác, không chỉ
là với góc độ của một người công dân Việt Nam mà quan trọng hơn
là dưới góc độ một con người nói chung khi nhìn về chiến tranh,
để hy vọng rằng những bài học quá khứ mãi mãi không còn được tái diễn
ở hiện tại và tương lai, không chỉ ở Việt Nam mà còn là ở khắp
nơi trên hành tinh này.
“Bất cứ ai còn tỉnh táo đều nhận thấy rằng sự
tưởng niệm này là một trong những thước đo cho cái tạo nên tương
lai. …. Không phải chỉ thuộc về quan niệm, cũng không chỉ mang tính trí tuệ, mà còn là cảm xúc. Điều đó hướng tới sự chuyển động của ánh sáng, tính vật chất. Đó là một phần thông điệp của bảo
tàng này (Bảo tàng Do thái Berlin). Người ta không thể thu nhỏ lịch sử Do
thái vào trong một số khái niệm. Người viếng thăm bảo tàng cần phải được trải nghiệm.”
(kiến
trúc sư Daniel Libeskind)
Thiết kế Bảo tàng chiến tranh Việt Nam là một thử thách thật sự khi phải vượt qua những
hình thức thiết kế quen thuộc, đồng thời phải vẽ nên những thiết kế có cảm xúc, tạo ra một sự rung động thật sự nơi người xem thì dựa vào đó mới có thể đánh giá đâu là một thiết kế thành công. Không chỉ thế nó còn giúp tôi rèn luyện khả năng nghiên cứu, tổng hợp đánh giá, lý luận trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực học thuật. Chính những thử thách, khó khăn đó cũng là cơ hội để hoàn thiện và khám phá tiềm năng bản thân, kết thúc quá trình 5 năm học một cách ý nghĩa nhất.
Ủng hộ hai tay hai chân cho coan nè :D
Trả lờiXóahic...coan củm động ...sufu lúc nầu cũng Tem ủng hộ :P
XóaCô nhỏ cũng ủng hộ em Tiểu muội hai chân hai tay :D
Xóađề tài lớn vậy một mình em có thực hiện được không?
Trả lờiXóahi...phải cố chứ anh tony..bài Tốt nghiệp thì mình làm thui chứ anh :P
Xóaxấu quá ah`, đã thuộc lòng hết lịch sử chiến tranh chưa muội ;)) nhớ đọc từ cả 2 phía ha :P
Trả lờiXóayeahhh...huynh chí lí...nói về chiến tranh-lịch sử thì phải khách quan chứ huynh hỉ :P
XóaĐề tài này chắc chắn em xí muội k đụng hàng, chị Vy ủng hộ em xí muội hai chân 2tay ;)
Trả lờiXóahi...chính xác lun chị iu...hong đụng hàng :P
XóaNày bé cưng! Chiến tranh đã cuốn phăng coan đi rồi hay sao mà sp hổng thấy coan xuất hiện zị? :D
Trả lờiXóahic...sufu lúc nầu cũng đi dép lào trong...nó cuốn phăng phăng...coan ná thở rùi...sufu iu...cíu coan...:P
XóaSuỵt.... Tiểu muội đang làm việc... :X
Trả lờiXóaui...chị Cô nhỏ hong hổ danh là cô giáo nha...rất hỉu học trò...<3
Xóa