Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012
khi
Khi chuyện tình
đã tắt
cuối trang
dấu chấm tròn
như giọt buồn...
nước mắt
trên mi em
....vẫn còn.....

nóng
Phải học cách đón nhận
Nắng và Nóng...cảm giác thật bức bối trong những ngày tháng 4 Sàigòn này
và Nóng đi kèm với sự khó chịu
thức bao đêm để lên được 1 ĐA
thế mà khi mang bài lên sửa
Thầy chỉ phán 1 câu " Lên tiếp đi
em". Nắng và Nóng...cảm giác thật bức bối trong những ngày tháng 4 Sàigòn này
và Nóng đi kèm với sự khó chịu
thức bao đêm để lên được 1 ĐA
thế mà khi mang bài lên sửa
Quan niệm của bạn luôn luôn là: mang bài lên sửa, thầy cô
phải quẹt vào, chỉnh chỉnh, sửa sửa, 1 khen 2 chê, được hay ko được.
"lên tiếp đi" là sao? thật là vô trách nhiệm! 
nhưng xét 1 cách khác, nếu đón
nhận rằng thầy cô nói cũng có cái ý của họ: mình làm tốt. thì thầy
mới bảo " lên tiếp".
Vậy là thầy tin mình có khả năng tự làm bài , tự thiết kế
rồi đấy.
Nếu ko biết “lên tiếp” thế nào
thì cứ đặt câu hỏi xin thầy trả lời để gợi mở những khúc mắc
có phải thầy cô mún bạn tự tin, tự đào sâu, và chịu
trách nhiệm với quyết định chọn lựa phương án của mình - 1 kỹ năng mềm
quan trọng cho sau này khi phải tự mình giải quyết các phương án .
nếu ko may mắn, chẳng ai rỗi hơi đi sửa bài cho bạn! trong khi quá
nhìu dự án cty cần người làm, và chẳng lẽ, bạn cứ phải trông chờ người
khác quyết định thay cho chính mình? và bạn ko tin vào khả năng của chính
mình?
Nếu không học cách đón nhận, bạn sẽ phải kết thúc suy nghĩ của mình trong
tiêu cực !

ui...
ui...
my house^^
Góc sân thượng nhìn sang nhà...anh hàng xóm
và hoa lá sân nhà...
bụi trúc mảnh mai...
con nhà ...nghèo chỉ dám chơi ..hoa giấy
tre trúc từ sân vào nhà....
đôi lứa xứng đôi ni...cứ làm mình liên tưởng đến cái ...lò gạch cũ ...
ấm áp ...trong vòng tay mẹ...
người đẹp mà bố ...rước vìa ...khiến nhìu người ghen tị !
góc cầu thang ấm cúng...
và căn phòng bừa bộn....
với bàn vẽ thân thương ...món quà của anh iu trước lúc ra đi
http://blog.yahoo.com/tieumuoi/articles/168710/index
Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012
vạt nắng mong manh
Là anh
giọt nắng chảy tràn
mong manh cỏ dại
hạ vàng...
chớm sang
khép mi em
nụ hồng hoang
tơ trời vướng vít
cái nồng nàn say...
giọt nắng chảy tràn
mong manh cỏ dại
hạ vàng...
chớm sang
khép mi em
nụ hồng hoang
tơ trời vướng vít
cái nồng nàn say...
lời rêu
Ai đi qua xa vắng
Để chiều ru một mình
Mười hai năm tỉnh giấc
Trắng đôi bờ tóc đen
Uống cùng nhau 1 giọt
Đắng cay nào chia đôi
Say cùng nhau 1 giọt
Trong mỗi đời pha phôi
Say cùng nhau người ơi
Chút nồng thơm cuối đời
Vướng giùm nhau sợi tóc
Ràng buộc trời sinh đôi
Cơn mưa như nước mắt
Phủ kín đời muộn phiền
Thời gian chung đã hết
Tháng ngày riêng cũng phai
Ngày mai ta bỏ đi
Trần gian xin trả lại
Đá tảng nào vô tri
Chết một đời rêu xanh
Nhạc Phú Quang
cho Đà Lạt
Đà Lạt một tối mưa đầu hạ...
không phải cái lạnh đến co ro...nhưng cũng đủ se se cho tà áo len khép vội..
Đã khá lâu rồi mới về lại phố núi thân thương cũng vào mùa hoa quỳ nở vàng triền đồi...xao xuyến
Trong không gian nhỏ ấm cúng của quán cafe nhạc...giai điệu bập bùng của tiếng ghita hòa với giọng hát trầm trầm ấm ấm của chàng ca sĩ không chuyên...cũng đủ khiến nó se lòng
Những giai điệu bất tử của một thời...Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, ...cứ miên man miên man...ngọt lịm môi hương cafe nồng nàn Đàlạt...
Chỉ tiếc rằng nó không bấm tách chiếc máy ảnh mang theo ...bởi không muốn khuấy động cái không gian bình yên dịu nhẹ đến vô cùng ...
Ảnh chỉ mang tính minh họa
người đi như nắng phai

.......tình rơi không tiếng vang
người rơi hun hút quên ngày tới, quên địa đàng...
tháng giêng và anh
Tháng Giêng và anh rủ nhau ngồi dưới phố
Tô môi hồng xin nhớ cánh sen non
Tháng Giêng chờ một chút lượng xuân em
Nụ cười đó anh chờ xuân vĩnh viễn
( thơ NS- nhạc NTM)
@ Tháng 1/2013 : Tạm biệt blog...tạm biệt một giấc mơ ...chúc tất cả bình an và hạnh phúc ^^
có một dòng sông quê ^^
Sáng sớm trên sôngThu Bồn
Bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh cao 2598 mét, ban đầu Thu Bồn chỉ là
dòng sông nhỏ âm thầm chảy qua các ghềnh đá cheo leo trên vùng núi phía
tây nam của tỉnh Quảng Nam. Nhờ tăng thêm lưu lượng từ sông Tiên, sông
Tranh trên địa hạt Trà My và Tiên Phước, sông Thu Bồn vượt qua bao đồi
núi đưa phù sa bồi đắp cho vùng Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên.
Từ
bến đò Phú Thuận đổ lên mạn ngược, mải mê và say sưa soi bóng mình dưới
dòng nước mát bốn mùa là những ngọn núi cao ngất. Nhìn từ xa, thấy núi
trầm mặc, uy nghiêm là vậy. Nhưng khi đến gần, đứng giữa mơn man gió
sóng ngước nhìn lên, chợt thấy núi duyên dáng đến lạ lùng. Xen giữa sắc
xanh đậm rừng già là nõn nà sắc xanh của những cánh rừng mới. Quanh
những chân núi thấp, từng khóm mẫu đơn, mua, sim... cứ hồn nhiên bói
hoa, điểm tô thêm sắc màu cho núi...
Đến Hòn Kẽm - Đá Dừng, chưa kịp ngước nhìn lên đã thấy lòng dậy lên chút niềm riêng khó tả. Nhìn lên, không chỉ có thấy "thương cha nhớ mẹ" như lời một bài ca dao
,
mà còn mơ màng nhớ về những xa xăm nào đó. "Ngó lên Hòn Kẽm - Đá Dừng",
còn để thấy một sự sắp đặt kỳ lạ của đất trời sông núi. Giữa Hòn Kẽm và
Đá Dừng là một sự đối xứng. Và chính sự đối xứng lừng lững, uy nghiêm
nhưng lãng mạn này lại tiếp tục làm nên sự đối xứng, đối lập trong thế
hài hòa với dòng nước Thu Bồn.
Mà trên dòng Thu Bồn này không chỉ có sự đối xứng, đối lập ấy. Một loạt vách đá dựng đứng đối lập với sông suốt một quãng đường dài. Ven sông, bờ bên này trên bến dưới thuyền thì bên kia cũng vậy. Ví như hai bến đò Tý và Sé, đúng là đang quay mặt vào nhau nhưng lại mở ra hai hướng. Phải chăng chúng tự tạo ra sự đối xứng hay đó chính là sự sắp đặt đầy ngụ ý của tạo vật, một ẩn dụ của đất trời ?...
... ”Chỉ có sống trọn đời với sông nước mới có thể hiểu triết lý của sông, mới có thể học được các bài học từ sông !” - người lái đò bảo tôi như thế. Mà đúng vậy thật. Lấy của sông tôm cá, phải trả lại cho sông mồ hôi, đôi khi cả mạng sống. Muốn nương theo sức mạnh con nước, phải biết nương trong chừng mực : đò đang xuôi dòng, khi muốn cập bến phải bẻ lái đi vòng, để cho mũi thuyền hướng về phía thượng nguồn. Đó là sự hướng về cõi u linh, về phía khởi nguyên của con nước. Và, đó cũng là một cách để mái dằm có thể neo giữ được con đò, tránh bị trôi tuột theo dòng chảy...
Sống chung thủy với sông còn để hiểu trọn lòng sông. Như bao con sông khác, vào những đêm tối trăng, mặt sông Thu Bồn cũng đen thẫm, lẫn vào giữa mênh mang u tịch của trời đất, của núi rừng. Không có đèn pha, cũng chẳng có đèn pin, vậy mà bao nhiêu con đò dọc cứ phăm phăm rẽ nước, rồi cũng lách, cũng vòng. Đò đã thuộc hết lòng sông nên có thể ngược xuôi trong đêm tối mà không sợ kẹt vào chỗ cạn. Quan trọng hơn, mỗi con đò còn có một đôi mắt sáng. Đôi mắt ở đằng mũi lúc nào cũng mở thật to, có thể nhìn xuyên qua màn đêm, nhìn xuyên qua làn nước để đò luồng lạch. Đó là đôi mắt của tâm linh, đôi mắt của niềm hy vọng, sự gửi gắm của cư dân sông nước. Và để con mắt ấy sáng mãi, người cầm chèo cũng cần có trái tim biết đập bằng những nhịp đập của sóng; biết hòa mình vào cuộc sống bằng linh cảm nồng tanh mà đậm đà của sông nước bao la...
Mỗi dòng sông có một triết lý của riêng mình. Sông Thu Bồn cũng vậy. Triết lý của nó là sự giao hòa của sóng nước, bãi bờ, non núi; của một con đò, của mỗi mái chèo và của mỗi con người. Với triết lý ấy, Thu Bồn đã giữ được vẻ đẹp hiền hòa, xanh thẳm của mình. Để rồi, qua bao nhiêu phong ba sóng gió, Thu Bồn vẫn là dải lụa mềm, vắt từ điệp trùng Trường Sơn qua đồng bằng châu thổ và ra tới biển...
Cầu vồng lũ trẻ chơi màu sắc
Ta thích làm mây mang bão giông
Rạch chéo đất trời tia kiếm chớp
Thức reo làm thác ngủ làm sông
Dòng sông rộng quá nên lai láng
Nhịp cầu thường tiễn ta đi xa
Hỡi con ngựa chiến tuôn về biển
Bất kham dừng lại hóa phù sa
Ta yêu cỏ thẹn bên cồn mả
Hoa tím em thường giả bông tai
Cọng chiếu bao giờ thành xuyến ngọc?
Lối cỏ anh về vẫn lắm gai
Mẹ ngủ ven trời sau cỏ mật
Mây giăng Trà Kiệu chớp Sơn Trà
Sau màn mưa ấy hai con mắt
Xanh hơn cỏ dại ngước nhìn ta
Sâu lắng lòng sông ra Cửa Đợi
Nửa đêm ta thức nhịp Nam Bình
Con thuyền đã gõ xua đàn cá
Sóng vẫn trào lên đẫm phận mình
Trọn đời em muốn làm con sóng
Sông lặng mà em lắc mạn thuyền
Đàn cá khiếp hồn tuôn nháo nhác
Làm mắc vầng trăng giữa lưới vàng
Ta cũng là trăng luôn mắc lưới
Vớt lên ướt hết nửa cuộc đời
Đêm đêm hong gió trên triền núi
Gọi nắng mai lên vá lại trời.
-Thu Bồn-
Nguồn internet
Đến Hòn Kẽm - Đá Dừng, chưa kịp ngước nhìn lên đã thấy lòng dậy lên chút niềm riêng khó tả. Nhìn lên, không chỉ có thấy "thương cha nhớ mẹ" như lời một bài ca dao

Mà trên dòng Thu Bồn này không chỉ có sự đối xứng, đối lập ấy. Một loạt vách đá dựng đứng đối lập với sông suốt một quãng đường dài. Ven sông, bờ bên này trên bến dưới thuyền thì bên kia cũng vậy. Ví như hai bến đò Tý và Sé, đúng là đang quay mặt vào nhau nhưng lại mở ra hai hướng. Phải chăng chúng tự tạo ra sự đối xứng hay đó chính là sự sắp đặt đầy ngụ ý của tạo vật, một ẩn dụ của đất trời ?...
... ”Chỉ có sống trọn đời với sông nước mới có thể hiểu triết lý của sông, mới có thể học được các bài học từ sông !” - người lái đò bảo tôi như thế. Mà đúng vậy thật. Lấy của sông tôm cá, phải trả lại cho sông mồ hôi, đôi khi cả mạng sống. Muốn nương theo sức mạnh con nước, phải biết nương trong chừng mực : đò đang xuôi dòng, khi muốn cập bến phải bẻ lái đi vòng, để cho mũi thuyền hướng về phía thượng nguồn. Đó là sự hướng về cõi u linh, về phía khởi nguyên của con nước. Và, đó cũng là một cách để mái dằm có thể neo giữ được con đò, tránh bị trôi tuột theo dòng chảy...
Sống chung thủy với sông còn để hiểu trọn lòng sông. Như bao con sông khác, vào những đêm tối trăng, mặt sông Thu Bồn cũng đen thẫm, lẫn vào giữa mênh mang u tịch của trời đất, của núi rừng. Không có đèn pha, cũng chẳng có đèn pin, vậy mà bao nhiêu con đò dọc cứ phăm phăm rẽ nước, rồi cũng lách, cũng vòng. Đò đã thuộc hết lòng sông nên có thể ngược xuôi trong đêm tối mà không sợ kẹt vào chỗ cạn. Quan trọng hơn, mỗi con đò còn có một đôi mắt sáng. Đôi mắt ở đằng mũi lúc nào cũng mở thật to, có thể nhìn xuyên qua màn đêm, nhìn xuyên qua làn nước để đò luồng lạch. Đó là đôi mắt của tâm linh, đôi mắt của niềm hy vọng, sự gửi gắm của cư dân sông nước. Và để con mắt ấy sáng mãi, người cầm chèo cũng cần có trái tim biết đập bằng những nhịp đập của sóng; biết hòa mình vào cuộc sống bằng linh cảm nồng tanh mà đậm đà của sông nước bao la...
Mỗi dòng sông có một triết lý của riêng mình. Sông Thu Bồn cũng vậy. Triết lý của nó là sự giao hòa của sóng nước, bãi bờ, non núi; của một con đò, của mỗi mái chèo và của mỗi con người. Với triết lý ấy, Thu Bồn đã giữ được vẻ đẹp hiền hòa, xanh thẳm của mình. Để rồi, qua bao nhiêu phong ba sóng gió, Thu Bồn vẫn là dải lụa mềm, vắt từ điệp trùng Trường Sơn qua đồng bằng châu thổ và ra tới biển...
PHAN CHÍ ANH
Qua sông Thu Bồn
Văn chươngvề nơi nắng ko đến
Mùa hè! Mùa của nồng nhiệt tuổi trẻ. Mùa của ánh nắng rực rỡ. Nhưng giờ thì em và tôi, thử khép mắt lại, dành vài phút để nghĩ về nơi không có nắng.
Ngôi nhà nào cũng mong hướng về phía ánh sáng. Nhưng có những phía chân tường quanh năm nắng không đến được. Trong xây dựng người ta gọi đó là những “góc khuất” của tường, nơi thiếu dương và lệch âm. ở đó thường ẩm, mát mát lành lạnh. Những mảng tường loang, dễ tróc vảy vì “tê thấp”. Nơi đó thường có những con giun nhỏ, những con cuốn chiếu cuộn mình và đôi khi rêu phủ.
Đôi dịp ra nước ngoài, tôi thường ở những khách sạn suốt ngày không thấy nắng. Ngủ dậy lúc nào cũng cảm giác chưa bình minh, mặc dù ngoài phố, nắng đang xôn xao vàng. Và lầm lũi ở hành lang khách san mờ tối là một vài người già lầm lũi đẩy xe đi dọn buồng, làm phòng. ở Tokyo như thế mà ở Athen cũng vậy. Vây quanh những khách sạn rẻ tiền, những ngôi nhà chọc trời thu hết ánh nắng.
Trong xã hội, có những đời sống không có ánh nắng. Có những phận người không được chiếu sáng bao giờ. Có thể đó là xóm nước đen, có thể là ngõ tối suốt ngày thắp đèn. Có thể là những em bé khiếm thị hỏi nhau “bạn ơi ánh nắng màu gì?”. Cũng có thể là những người nông dân “vùng trũng”, không bảo hiểm rủi ro, không bảo hiểm y tế, trũng kiến thức, trũng điều kiện sống, trũng tiện nghi sinh hoạt hiện đại. Họ quanh năm cớm nắng bởi phúc lợi quốc dân không chia đều đến họ. Họ có thể là con vạc ăn sương, là những cô Phăng- tin khốn khổ của thế kỷ 21. Họ là người bán bánh khúc dạo lúc 0 giờ với tiếng rao đêm như tiếng tiếng con ễnh ương đêm hè khó thở. Họ cũng có thể là cô bé vị thành niên, là cô bạn sinh viên phục vụ trong phòng đánh bạc đầy bóng tối của những Lương Quốc Dũng, Bùi Tiến Dũng…Họ cũng có thể là là người mẹ quê gầy còm giữa vựa lúa, năng suất tăng mà thu nhập không tăng. Họ cũng có thể là người phụ nữ đường phố mà định luật đòn bẩy Newton vẫn hàng thế kỷ dính trên vai cùng chiếc đòn gánh hàng rong của họ.
Có một gã trọc phú đến gạ những người nông dân để mua trời trên sân nhà. Họ đắc ý và bán rẻ. Vậy là cứ vào mùa phơi thóc, gã trọc phú lại đến thu tiền nắng. Vậy là, ánh nắng cũng bị tước đoạt. ở những nơi thiếu sáng, những con giun, những con cuốn chiếu là những thân phận dễ bị tổn thương, dễ bị lấn ép. Cứ như thế mà khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa xôi. Trên thế giới, có những khách sạn qua đêm với giá phòng 14.000 USD. ở Bắc Kạn, có em bé bị cưỡng ép, bị lạm dụng thân thể, được xử đền bù bằng 2 bó củi.....
.......
Minh Trung – HHT
Một bài viết nhặt được khi lang thang trên mạng....có lẽ đã lâu rồi ...nhưng giờ đọc lại vẫn thấy nhói lòng !
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)