Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Có một miền quê







           Bên cạnh dòng sông Thu Bồn nên thơ như một biểu tượng của quê nội Duy Xuyên - Quảng Nam , mình đã được lần đầu tiên đặt chân đến
Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú - huyện Duy Xuyên, nằm cách Hội An 45 km về phía tây, cách Đà Nẵng 70km về phía tây nam. Nơi đã tự hào trở thành một trong những di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận vào tháng 12 năm 1999, cùng với đô thị cổ Hội An .
        Theo các nguồn tư liệu cho thấy :
Năm 1898, một người Pháp tên là M.C Paris đã phát hiện khu đền tháp Mỹ Sơn nằm kín đáo trong một thung lũng hẹp, giữa những khu rừng rậm rạp. Sau đó không lâu, những nhà khoa học của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã đến nghiên cứu các bia ký và công trình kiến trúc, điêu khắc ở Mỹ Sơn. Cũng chính họ đã vén lên bức màn bí mật về Mỹ Sơn và cho thấy đây là khu di tích tôn giáo kỳ vĩ nhất, đặc trưng nhất của người Champa, xây dựng liên tục trong suốt hơn 1000 năm.
          Nhưng xúc động nhất là khi mình được biết đến một vị Kiến trúc sư người Ba Lan  Kazimier Kwiatkowsky (Kazik), người gần như
đã gắn bó cả cuộc đời mình cho những đền đài di tích ở Việt Nam.“Tôi là người Mỹ Sơn”. 
      
Sau đây mình xin trích một số tư liệu về vị KTS và Di tích Thánh địa Mỹ Sơn (   
www.sthc.edu.vn/forum/showthread.php?t=2256 - )

iến trúc sư Kazik: Người đưa Mỹ Sơn, Hội An ra thế giới


                                               Kỳ 1: Tôi là người Mỹ Sơn

       Tiếng bom như muốn nổ tung cả lòng thung lũng. Sáu xác người bị hất tung. Đoàn chuyên gia thăm dò, khảo sát Mỹ Sơn Việt Nam – Ba Lan lần đó do Kazik dẫn đầu. Sau lần thoát chết đó, cuộc đời ông như rẽ sang hướng khác, đền tháp và những đống gạch đổ nát ở Mỹ Sơn là cuộc đời thứ hai ngoài gia đình thương yêu. Đó còn là sự gắn bó thuỷ chung giữa di tích và cuộc đời một con người kỳ lạ...

Hình ảnh Kazik đã gắn liền với ký ức Hội An. Ảnh tư liệu





















           Sau chiến tranh, hàng trăm tháp Chăm từ Ninh Thuận, Bình Thuận đến Duy Xuyên (Quảng Nam) và nhiều nơi khác đều nằm trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Một vấn đề được đặt ra cho Nhà nước Việt Nam là làm sao để trùng tu và bảo tồn các di tích ấy thoát khỏi nguy cơ trở thành phế tích. Chương trình Hợp tác Việt Nam – Ba Lan được xem như sự kiện mở đầu cho cả một chặng đường trùng tu bảo tồn di tích ở Việt Nam. Danh sách Chính phủ Ba Lan gởi qua đã làm nhiều người trong ngành khảo cổ, bảo tồn ngạc nhiên vì có tên kiến trúc sư nổi tiếng: Kazimier Kwiatkowsky với yêu cầu được nghiên cứu trùng tu tại thánh địa Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đầu tiên. Lúc đó tên tuổi của ông đã được thế giới biết đến qua các công trình được trùng tu tại Ai Cập, tại Vacsava. Tại sao Kazimier Kwiatkowsky từ bỏ tất cả để đến với Việt Nam còn nghèo nàn, lạc hậu và đầy rẫy bom mìn? Điều này đã làm cho những người trong đoàn trùng tu bảo tồn Việt Nam đi đón Kazik sáng hôm ấy tại sân bay Đà Nẵng hồi hộp và tò mò hơn rất nhiều.

                        Cuộc “gặp gỡ” bom mìn

      “Đó là một ngày cuối đông năm 1980. Ấn tượng đầu tiên của tôi về Kazik là một người to lớn dị thường với mái tóc và bộ râu xồm xoàm màu muối tiêu. Kazik chỉ có một túi xách nhỏ đựng quần áo, còn lại là hai balô to đùng đựng các dụng cụ làm việc và bản vẽ. Khi nghe đoàn mời về khách sạn Phương Đông, Đà Nẵng nghỉ ngơi, Kazik lắc đầu bảo: “Tôi muốn lên Mỹ Sơn ngay!”. Những ký ức đầu tiên về Kazik đến bây giờ vẫn không bao giờ phai trong lòng hoạ sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, chuyên gia trùng tu bảo tồn thuộc trung tâm Bảo tồn di tích Quảng Nam. Suốt cả chặng đường dài lên Mỹ Sơn hôm ấy, trời mưa tầm tã, Kazik luôn miệng hỏi về Mỹ Sơn, không một lời than vãn cho con đường đầy ổ voi, ổ gà.

        Thánh địa Mỹ Sơn ngày đó, vẫn nằm im lìm với ngổn ngang bom mìn và đầy những nguy hiểm rình rập. Đứng trước suối Khe Thẻ nước chảy xiết, Kazik bảo với đoàn chuyên gia Việt Nam – Ba Lan: “Phải tìm mọi cách để qua suối. Chúng ta cần phải đến và cứu Mỹ Sơn sớm ngày nào hay ngày đó”. Cái ngày đầu tiên đó, giữa mây mù và cơn mưa tầm tã, trú vào một ngôi tháp, Kazik vội vã phác thảo, ghi chép tình trạng của Mỹ Sơn. Vội vã quay trở về khách sạn Phương Đông, Đà Nẵng, và ngay trong buổi tối hôm đó, với tư cách trưởng đoàn, Kazik triệu tập ngay cuộc họp để nói về công việc sắp đến.

        Sáng hôm sau, cả đoàn thức dậy thật sớm và lên đường trở lại Mỹ Sơn. Chính trong buổi sáng hôm đó, sáu con người đã ra đi mãi mãi, 11 con người trở thành phế nhân khi cũng một lúc mấy trái bom phát nổ. Chính quyền địa phương và các cán bộ trong ngành lúc đó đã chuẩn bị tinh thần cho sự trở về Ba Lan của Kazik sau sự kiện kinh hoàng đó. “Các ông đừng nghĩ tôi sẽ trở về. Biết là ở Mỹ Sơn còn lắm điều nguy hiểm nhưng chỉ cần chậm một ngày thôi là chúng ta sẽ mất đi vĩnh viễn những ngôi tháp cổ kính này. Thà chúng ta mất đi để giữ gìn những kho báu vô giá của nhân loại này”. Lời Kazik nói đã làm cho ông Hoàng Châu Sinh, nguyên chủ tịch huyện Duy Xuyên xúc động rơi nước mắt, ông Sinh chia sẻ “tôi chưa bao giờ thấy một con người nào dám sống hết mình vì Mỹ Sơn như Kazik. Chưa thấy một người nước ngoài nào lại bình dị và đáng yêu đến vậy. Chính Kazik chứ không ai khác là người cứu Mỹ Sơn thoát khỏi nguy cơ biến mất vĩnh viễn”.

                      Chạy đua với thời gian

       Được chính quyền địa phương bố trí ở khách sạn Phương Đông, thành phố Đà Nẵng, sáng có xe đưa lên Mỹ Sơn, chiều có xe đưa về Đà Nẵng. Cuộc hành trình ấy chỉ kéo dài được khoảng ba ngày. Ngày thứ tư, ông nói với những người bạn Việt Nam: “Tôi muốn ở lại Mỹ Sơn. Cứ đi đi về về như vậy tốn thời gian lắm. Mà những ngôi tháp xinh đẹp kia không thể chờ chúng ta thêm được nữa”. Một cái lán nhỏ được dựng lên bên ngôi tháp D2. Đó là chỗ ăn, ở và làm việc của Kazik. Mỹ Sơn ban ngày nắng như thiêu đốt, ông mặc mỗi chiếc quần soọc, ở trần và làm việc quần quật. Khi nào cũng thấy Kazik cặm cụi ghi chép, vẽ, đo đạc. Buổi trưa ông cùng mấy đồng nghiệp đi hốt lá khô về để ban đêm đốt lên xua đi cái lạnh như cắt da của thung lũng nhỏ này. Cứ như vậy, Kazik đã sống như một người địa phương thực thụ. Tắm dưới suối, uống nước suối, ngủ giữa lòng tháp biết bao nguy hiểm rình rập xung quanh. Kazik đặc biệt thích ăn cơm chan với nước mắm giằm ớt rừng. Mỗi bữa ăn ông có thể ăn đến hơn mười trái ớt. Ông cầm đũa cũng điệu nghệ như cầm dao nĩa. Chiều cuối tuần, ông thường về Đà Nẵng. Có khi, chiều thứ bảy, ông bảo muốn ở lại Mỹ Sơn. Đó là buổi chiều ông lại cùng mấy người công nhân đi uống rượu gạo, hút thuốc Đà Lạt và đùa giỡn với mấy đứa trẻ con quanh vùng.

       Kazik trước khi đến Việt Nam là kiến trúc sư của P.K.Z – liên hiệp các xí nghiệp trùng tu di tích Ba Lan. Ông là người trực tiếp tham gia trùng tu Vacsava (Ba Lan). Nhận lời sang Việt Nam, ông bỏ một hợp đồng trùng tu di tích ở Ai Cập mà người ta trả ông 200 USD/giờ. Những người bạn của Kazik kể rằng gia đình ông ở Ba Lan không có gì khá giả, chỉ là một ngôi nhà xây dang dở với kiến trúc rất đẹp. Người vợ làm giáo viên cùng ba đứa con nhỏ đang tuổi ăn học. Ông quyết định làm việc ở Việt Nam là đồng nghĩa gia đình ông mất đi khoảng thu nhập đáng kể. Vậy nhưng, trong một lần sang thăm Việt Nam, Kazik đã thuyết phục được vợ lên đến Mỹ Sơn và người đàn bà đó đã yên tâm mỉm cười ra về vì bà biết, đến bà còn yêu Mỹ Sơn nữa huống gì là chồng bà. 17 năm, Kazik đi đến rất nhiều các di tích ở Việt Nam. Từ địa đạo Củ Chi, tháp Chiên Đàn, Dương Long, Pônagar, Tháp Đôi, Poklonang Garai, Huế... Trên tay ông, những viên gạch không bao giờ nguội lạnh. Nhưng có lẽ Mỹ Sơn là nơi gắn bó lâu nhất với ông – hơn 16 năm. Trong một lần ngồi nói chuyện với bạn bè ở Đà Nẵng, nghe tiếng dế kếu, ông bảo đó là “âm nhạc Mỹ Sơn” của ông. Bạn bè Kazik, chẳng ai ngạc nhiên khi Kazik nhẹ nhàng nói “Khi tôi chết, hãy chôn tôi ở Mỹ Sơn”. Một ước nguyện đơn giản nhưng không thể thực hiện được. Ông đã tự nhận “Tôi là người Mỹ Sơn”.

SGTT - 02/06/2009
       SGTT - Năm 1991, hiệp định Văn hoá Việt Nam – Ba Lan kết thúc. Những đồng nghiệp người Ba Lan khác trở về nước. Kazik quyết định ở lại, một mình lầm lũi trong những ngôi tháp lạnh lẽo và cô đơn. Ông sống bằng sự giúp đỡ của bạn bè, và người dân quanh vùng quyên góp tiếp tế đồ ăn. Với ông, chỉ có một mục tiêu: ngăn cho tháp Chăm đừng đổ xuống

                                Kỳ 2: Ngăn cho tháp Chăm đừng đổ

            Hơn 10 năm, Kazik cầm đầu đoàn chuyên gia khảo cổ Ba Lan. Mười năm đó các di tích kiến trúc Chăm ở khắp các tỉnh miền Trung đã có hàng trăm bản vẽ ghi, hàng trăm trang ghi chép, hàng ngàn bức ảnh đã được cẩn thận ghi lại.



Mỹ Sơn từ một vùng hoang phế, giờ đây tấp nập khách du lịch đến từ các nơi trên thế giới. Ảnh: Thanh Minh

                                          Ở lại một mình

            Kiến trúc sư Lê Thành Vinh, viện trưởng viện Bảo tồn Việt Nam nhắc lại: “Khi làm việc Kazik tưởng như quên hết mọi thứ xung quanh. Ông đặc biệt tôn trọng những yếu tố chân xác trong việc trùng tu di tích. Trong khi mọi người đang tranh cãi về chất kết dính ở các tháp Chăm thì Kazik bảo cần phải chống đỡ và gia cố như thế nào cho các tháp khỏi đổ sụp xuống. Chính ông là người cứu các di tích khỏi nguy cơ trở thành phế tích”.

      Kazik xem công việc trùng tu của mình là làm sao để cho mọi người nhận được đâu là phần gốc, đâu là phần được làm mới. Ông chỉ phục chế từng phần trên cơ sở khoa học đã được xác định. Không làm lẫn cái gốc với cái mới đưa vào để gia cường. Chính cách làm này đã giữ được nguyên vẹn những giá trị vốn có của các ngôi tháp Chăm ở Việt Nam cho đến tận hôm nay. Câu chuyện Kazik về Ba Lan và mang qua Việt Nam mấy chục ký chất epôxin (một loại hoá chất được dùng để trám các kẽ, vết nứt) với vô số trở ngại trên đường đi cũng luôn được mọi người nhắc đến như để minh chứng cho một tinh thần trách nhiệm, một tấm lòng luôn nghĩ đến sự sống còn của di tích.

             Nhà văn Đà Linh, một người bạn được xem là thân của Kazik khi ông ở Đà Nẵng kể “Năm 1991, hiệp định Văn hoá Việt Nam – Ba Lan kết thúc. Chỗ dựa hành chính cuối cùng của Kazik không còn nữa. Nhiều đồng nghiệp Ba Lan của ông đã về nước từ rất nhiều năm trước. Nhiều người khuyên ông nên trở về để tìm việc khác. Nhưng, Kazik vẫn quyết định ở lại Việt Nam. Kazik bảo: “Tôi chịu đựng được, miễn sao được sống và làm việc với tháp”. Mùa đông những năm sau đó, tại Mỹ Sơn, người ta vẫn thường thấy ông cặm cụi bên từng ngôi tháp, vơ lá bẻ cây đốt sưởi đợi bạn bè, người dân quanh vùng quyên góp tiếp tế đồ ăn. Cứ thế, Kazik mặc cho cuộc sống của mình trôi đi giản dị, ông chỉ hướng đến một mục tiêu duy nhất: ngăn không cho tháp Chăm đổ xuống nữa.



Kazik và những đồng nghiệp Việt Nam trên đường phố Hội An. Ảnh: tư liệu

                                    Thánh địa Mỹ Sơn


       Từ trên đồi cao của khu miếu tháp A chúng ta có thể nhìn thấy được bao quát toàn bộ Thành địa Mỹ Sơn với những nóc tháp bên dưới ẩn hiện trong những tàn cây hay bị che lấp sau những bụi cỏ gai, điêu tàn, xơ xác, thê lương đến ngậm ngùi.

            Những ngôi tháp không còn nóc rệu rã, những pho tượng mất đầu, các di chỉ, bi ký, các tác phẩm điêu khác bằng gạch hay sa thạch lên mốc thời gian, các loại cây ký sinh tầm gửi như sanh hay bồ đề có tuổi thọ khá cao đeo bám như những phần xương máu huyết mạch của các công trình kiến trúc, dưới chân tháp thì cỏ dại dây leo chui rúc qua kẽ hở, ngóc ngách của các pho tượng hay các khung trang trí của các mặt nạ ở chân tường gậm nhấm, xói mòn, rạn nức, sụp đổ.....


alt

     Những kiệt tác của một nền văn hóa mà độ dài thời gian ai nghĩ đến cũng phải nuối tiếc thương hại cho số phận của nó, đó một hình ảnh của Thánh địa Mỹ Sơn, một di tích văn hóa của Quảng Nam - Đà Nẵng và của tất cả chúng ta.




     Nếu là biểu tượng đại diện cho Thánh địa Mỹ Sơn thì khu C này là nơi tiêu biểu nhất, không những về mặt cảnh quan mà còn về số lượng, chất lượng của các đền tháp, bi ký, tượng đài và các tác phẩm điêu khắc bày biện ở đây vô cùng phong phú, đa dạng, ngoài ra diện tích của khu vực này cũng lớn nhất so với các khu khác, bởi vì từ đây đến mí chân núi Mahaparvata cũng còn hơn 1 km rưỡi.
     Nhìn trên cao phía từ Đông Nam của thung lũng thì khu C trải rộng nằm soãi ra bắt đầu bởi một mặt bằng, đỉnh của một ngọn đồi thấp, khu vực này chạy dọc theo triền dồi về hướng tây và càng xuống, càng thấp dần cho đến khi gặp khu bình nguyên đáy của thung lũng, khu C được phân chia thành những ô đất hình bậc thang, trên đó các kiến trúc đền tháp được xây dựng, phần bình nguyên dứơi chân đồi tương đối rộng rãi và thoáng, diện tích đất ở đây đủ để cất lên nhiều đền tháp. Và từ khu vực này có thể quan sát các đền tháp chung quanh thánh địa, xét về mặt địa lý thì nó được xem như trung tâm của vùng đất này.

       Một con suối chạy vòng vèo bao quanh làm cho cảnh trí ở đây thêm phần huyền bí, có khi thì dòng suối như chảy ngầm trong hang động mí nước len lỏi qua các tàn cây ụp xuống nước, tàn lá cây rừng nguyên sinh che kín ánh mặt trời làm cho khung cảnh càng mờ ảo, âm u, bí ẩn. 

Bình minh phía đông đầu suối là nơi trú ngụ các vị thần linh và hoàng hôn phía tây dưới suối là nơi yên nghỉ nghìn thu của các vì vua, của các quan đại thần của dân tộc và vương quốc Champa, một truyền thuyết cùa người dân Champa có từ khi lập quốc.

      Khu vực C1 bây giờ gần như bình địa, lác đác chỉ còn những đống gạch màu nâu sẫm, những trụ đá nằm đơn độc, lẻ loi giữa những đám cỏ tranh, bụi gai cao ngút đầu. Đi len lỏi trong những gai nhọn sắc của cây cỏ ngươi, trảng tranh ngọn cứng xước da, ngừơi ta có thể tìm thấy được dưới chân mình những nền cũ của các đền tháp đã sụp đổ do bàn tay của con ngừời hay do tàn phá xói mòn của mưa gió, bảo táp, của nắng cháy, của các cơn gió Lào nghiệt ngã thổi qua những ngọn núi đá phía tây dãy Trường sơn trong gần một ngàn năm.

Nhìn tứ phía Tây
Nhìn từ phía Đông
Cây Ký sinh trên nóc tháp
Tượng không đầu

Đó là di chỉ duy nhất còn sót lại tại khu vực này: Một bệ đá to nhất (trên thế giới) hình Youni mà ngừơi ta tìm thấy cho đến thời điểm hôm nay, ngoài nó ra thì vương vãi trên mặt đất, trong đám cỏ tranh là các trụ đá, gạch vụn...

     Khu C1 là nền cũ của một ngôi tháp với một kiến trúc đẹp nhất và vĩ đại nhất trong Thánh địa Mỹ Sơn, chung quanh nó, đôi chỗ vãn còn thấy di tích nền móng của sáu ngôi tháp nhỏ bao bọc tạo thành một quần thể kiến trúc tăng thêm phần uy nghi vĩ đại của ngôi tháp chính.

Ngôi tháp hình thuyền ở khu C1

Ngôi tháp chính mà ngày hôm nay trên nền đá của nó chỉ còn sót lại một bệ đá Youni cô đơn buồn hiu trong buổi chiều nắng quái đỏ rực trên thánh địa Mỹ Sơn hoang vu đầy gió, nắng, cỏ tranh và hoa dại, một vùng đất thánh, một nơi linh thiêng một thời của dân tộc và vương quốc Champa.

Theo Hồ Đắc Duy Mientrung.com

    Chính thức xây tượng đài cho Kazik
  9 giờ sáng 6-6, tại khu Di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn, UBND tỉnh Quảng Nam chính thức khởi công xây dựng tượng đài cố kiến trúc sư Kazik - công dân danh dự của Mỹ Sơn, người có công lớn trong công tác nghiên cứu và trùng tu khu đền tháp Mỹ Sơn.

Cố kiến trúc sư Kazik
Cố kiến trúc sư Kazik
Cố kiến trúc sư Kazimierz (Kazik) Kwiatkowski (1944-1997), người Ba Lan đến Mỹ Sơn vào những năm đầu của thập kỷ 80 để bắt đầu công việc nghiên cứu khu đền tháp Mỹ Sơn.

Người dân Mỹ Sơn từ những năm 80 của thế kỷ 20 kể lại rằng, cố kiến trúc sư Kazik đã từng một mình âm thầm dựng lán trại sống giữa khu rừng núi Mỹ Sơn trong một cái lán che tạm bằng tranh tre nứa lá, ăn cơm nguội, rống nước khe và hàng đêm sưởi ấm bằng lửa để nghiên cứu, khảo sát, đo vẽ, lấy tư liệu làm cơ sở cho việc trùng tu khu đền tháp Mỹ Sơn sau này.

Trong việc trùng tu khu đền tháp Mỹ Sơn, quan điểm của Kazik luôn luôn tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc là gìn giữ nguyên vẹn di tích gốc và các thành phần gốc, không làm sai lệch và không làm giả di tích, chủ yếu sử dụng biện pháp gia cố kỹ thuật để duy trì hiện trạng, chỉ phục chế từng phần nếu có cơ sở khoa học, không phục nguyên, không làm lẫn cái gốc với cái mới đã được đưa vào để gia cường.


Động thổ xây dựng tượng đài Kazik





Với cách làm này, các ngôi đền tháp Mỹ Sơn đã được cứu vãn và phục chế từng phần mà vẫn giữ nguyên được những đặc điểm và giá trị vốn có.

Đã hàng vạn ngày đêm, Kazik luôn trăn trở, suy tư như ông đã từng nói: “Người Chăm pa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá và biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn thâm nghiêm, tráng lệ, hùng vĩ. Đây là bảo tàng điêu khắc, kiến trúc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới có thể hiểu biết hết...”

Ông cùng đồng nghiệp đã dành trọn cuộc đời mình cùng tâm huyết cho công tác khảo sát, trùng tu Mỹ Sơn, trả lại ánh hào quang vốn có thuở xưa của một di sản văn hoá nhân loại.


Phù điêu chân dung Kazik ở Hội An (hoàn thành năm 2005)
 
Với thiện tâm và công sức ấy, Kazik xứng đáng được người dân Mỹ Sơn tôn vinh và tặng danh hiệu “Công dân danh dự của Mỹ Sơn”.
    Mỹ Sơn ...hôm nay
 Hình ảnh do bạn Lương Vân Anh chia sẻ

Một góc thánh địa.
một góc thánh địa



khách tham quan  Thánh địa



khu thờ Linga , yoni
 



các di vật thờ tại  Nhà nguyện


du khách nghe hướng dẫn viên giới thiệu khu Thánh địa



khu Thánh địa hoang vắng trong nắng chiều ...

Tháng 6- 2009                                  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét