Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Tản mạn về những ô cửa sổ - 0



Hình ảnh: Deviantart
      Trong kiến trúc và thiết kế nội thất , cửa sổ là một yếu tố quan trọng của mỗi ngôi nhà, có tác dụng kết nối con người với môi trường xung quanh ,  cửa sổ thường được ví von là  “ đôi mắt tâm hồn” của ngôi nhà, lý tưởng để ngắm nhìn cảnh vật và đón ánh nắng chan hoà… Về mặt phong thủy , hệ thống các cửa sổ lại giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo tầm nhìn, thông thoáng khi cửa đi phải đóng vì lý do an ninh, xử lý kiểu dáng mặt đứng và gia giảm các luồng khí trong nhà  …   
      Nhưng trong entry này , mình chỉ muốn ghi lại đôi dòng cảm nhận … tản mạn về những Ô cửa sổ - những ô cửa trong quá khứ … đã đi vào ký ức mình như một ấn tượng khó phai , và cho cả những ô cửa của tương lai – ngành học KT - TK NT....…
       Có những Ô cửa – đời người  , gọi như thế cũng không sai vì những ô cửa ấy gắn chặt với cuộc đời đầy tăm tối , tủi nhục …của những người con gái H’Mông ở các bản cao Tây Bắc một thời quá khứ . Mình muốn nhắc đến câu chuyện Vợ chồng A-Phủ của nhà văn Tô Hoài , ô cửa ấy đã để lại trong lòng mình những day dứt khôn nguôi về một kiếp người …” Mỗi ngày MỊ càng không nói , lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa . Ở cái buồng Mị nằm , kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng . Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra , đến bao giờ chết thì thôi …”

       Ở nơi rừng núi, để tránh cái lạnh cắt da cắt thịt luồn lách qua từng khe nứa. ..Trong điều kiện chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa các mùa, giữa ngày và đêm , phần lớn các ngôi nhà được trình tường đất. Người ta đổ đầy đất sét vào khuôn rồi giã, lèn thật kỹ tạo nên những bức tường dày khoảng nửa mét. .. Có lẽ vì thế mà những ô cửa sổ được thiết kế rất nhỏ để tránh gió lạnh …








      Lại có những Ô cửa – Tình yêu , đó là những ô cửa sổ thơ mộng bởi nó là chứng nhân …cho những mối tình lãng mạn , nên thơ …đã đi vào huyền thoại văn chương . Mình muốn nói đến câu chuyện tình yêu của Romeo và Juliet của đại văn hào William Shakespeare .



                   Ban công của nhà nàng Juliet luôn là nguồn
                                               cảm hứng cho những nhà thiết kế.





Hình ảnh ban công huyền thoại, xinh xắn phủ đầy dây leo chứng kiến khoảnh khắc chàng Romeo tỏ tình với nàng Juliet yêu kiều, xinh đẹp đã ăn sâu vào tâm trí nhiều người; ban công được xem như một... “nhân chứng” của một tình yêu đẹp đã đi vào bất tử. Một suy nghĩ thật lãng mạn và đáng yêu phải không các bạn?!

Chính vì vậy, ngày nay trên khắp thế giới, ngoài Juliets House, Romeos House, Juliets Tomb thì người ta cố tái hiện Juliets Balcony như muốn giữ trong lòng mãi mãi mối tình vĩ đại này.......
( Ban công – thông điệp một tình yêu - DiaOcOnline.vn)
Đó còn là ô cửa –tình yêu của đôi lứa tuổi trẻ một thời chiến tranh đã qua của đất nước


Khung cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ .

Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa .

Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay ,
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm ,
Bên ấy có người ngày mai ra trận

Họ ngồi im không biết nói năng chi
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi ,
nào ai đã một lần dám nói ?

Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin ,
Cô gái chẳng dám trao
Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao
Không dấu được cứ bay dịu nhẹ .

Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu .

( Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy ...)

Rồi theo từng hơi thở của anh
Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực
Anh lên đường
Hương thơm sẽ theo đi khắp


Họ chia tay
Vẫn chẳng nói điều gì
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi ….
                                                Hương thầm - Phan Thị Thanh Nhàn
             Tình yêu đã trở thành một động lực tinh thần lớn lao giúp họ chiến đấu và chiến thắng !

 
      Và không chỉ Tình yêu mới trở thành huyền thoại , trong cuộc đời còn những câu chuyện về Tình người đã trở thành bất tử trong văn chương và trong lòng người .
      Mình muốn nói đến Ô cửa – Niềm tin – hai câu chuyện xúc động về đức hy sinh , về lòng nhân ái .
        Câu chuyện thứ nhất – ai ai cũng rõ khi đã học qua chương trình phổ thông – đó là truyện ngắn  Chiếc Lá Cuối Cùng của nhà văn Mỹ Ô. Henry : Hình tượng người họa sĩ  Ông lão Behrman  già , nghèo , cả đời luôn mơ ước vẽ được một kiệt tác …đã hy sinh phần đời ngắn ngủi còn lại của mình để mang đến niềm tin – hy vọng cho một phụ nữ trẻ Johnsy đang phải chống chọi với căn bệnh viêm phổi hiểm nghèo . cô nằm, hầu như không động đậy trên chiếc giường sắt sơn của mình, nhìn qua những ô kính cửa sổ nhỏ kiểu Hà Lan lên bức tường trống trơn của ngôi nhà gạch đối diện.
…..Mắt Johnsy mở to. Cô đang nhìn ra cửa sổ và đếm – đếm lùi lại.
- Mười hai, – cô đếm, ngừng một lát, – “mười một”, rồi “mười”, “chín”; rồi gần như cùng một lúc “tám” và “bảy”.
      Sue lo lắng nhìn ra ngoài của sổ. Ðếm cái gì ở ngoài đó? Trong tầm mắt chỉ có một cái sân trơ trụi, ảm đạm và bức tường trống trơn của ngôi nhà gạch cách chừng sáu mét. Một dây trường xuân già, rất già, gốc cong queo và mục nát, leo đến giữa bức tường gạch. Hơi thở lạnh lẽo của mùa thu đã bứt lá của nó ra khỏi thân cho đến lúc chỉ còn trơ đám cành cây gần trụi hết lá bám vào những viên gạch nẻ sứt.
…..- Những chiếc lá. Trên cây trường xuân. Khi chiếc cuối cùng rơi, chắc mình cũng ra đi. Mình biết điều đó đã ba ngày nay. Bác sĩ không nói gì với bạn sao?



….Sáng hôm sau, Sue thức giấc sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ, cô bắt gặp đôi mắt mở to, vô cảm của Johnsy nhìn trân trân vào tấm rèm xanh nơi cửa sổ.
- Kéo hộ nó lên đi; mình muốn nhìn, – cô thì thào giục.
Sue miễn cưỡng nghe lời.
       Nhưng, kìa! Sau một đêm mưa quật, gió mạnh lồng lộng không ngớt, trên bức tường gạch kia chiếc lá trường xuân vẫn đứng nương vào vách. Ðấy là chiếc lá cuối cùng. Vẫn xanh thẫm nơi gần cuống lá, nhung quanh rìa đã ngả màu vàng sẫm và hư hoại; chiếc lá vững chãi bám chắc vào cành cây cách mặt đất chừng sáu mét.
.....Lúc trời vừa hửng sáng, Johnsy tàn nhẫn yêu cầu kéo rèm lên.
Chiếc lá trường xuân vẫn còn đó.
…….Hôm sau bác sỹ bảo Sue:
- Cô ấy đã qua cơn hiểm nghèo. Cô đã thắng. Bây giờ chỉ cần bồi dưỡng và chăm sóc chu đáo, thế thôi.
        Chiều hôm ấy Sue đến bên giường, nơi Johsy đang nằm bình thản đan nhì nhằng chiếc khăn choàng len xanh thẫm và choàng tay ôm lấy người Johnsy với cả đống gối.
      - Mình có chuyện kể đây, chuột bạch này, – cô nói. – Hôm nay, bác Behrman mất vì viêm phổi ở bệnh viện. Bác chỉ ốm có hai ngày. Sáng hôm đầu tiên, người gác cổng đã thấy bác quằn quại đau trong phòng của bác nơi tầng trệt. Giày và quần áo bác ướt sũng, lạnh băng. Họ không thể hình dung bác đã ở đâu vào cái đêm khủng khiếp như thế. Rồi khi họ tìm thấy chiếc đèn lồng, hãy còn sáng và cái thang đã bị kéo khỏi chỗ của nó, mấy chiếc bút lông vương vãi và một bảng pha mầu với xanh vàng hòa lẫn, và… nhìn ra cửa sổ kia, bạn, chỗ chiếc lá trường xuân cuối cùng ấy. Bạn không ngạc nhiên là tại sao nó chẳng hề rung rinh hay di chuyển khi gió thổi? Ồ, bạn thân thương ơi, đấy là kiệt tác của bác Behrman… bác vẽ nó ở đó vào cái đêm chiếc lá cuối cùng rơi.

 Câu chuyện thứ hai Ô cửa sổ bệnh viện
Cao thượng thay những người biết mang niềm vui đến cho người khác trong thầm lặng.
- Khuyết danh
TTO -Hai người đàn ông bị bệnh nặng cùng nằm điều trị chung một phòng bệnh. Một người bị bệnh nước trong phổi còn người kia bị liệt nửa người.
      Vào mỗi buổi trưa, người bị bệnh phổi phải ngồi dậy khoảng một tiếng đồng hồ để phổi được khô ráo. Giường của ông ta đặt gần ô cửa sổ duy nhất trong phòng.
      Còn người bị liệt thì suốt ngày phải nằm trên giường. Họ thường trò chuyện với nhau hàng giờ về gia đình, bạn bè, cuộc sống... và cùng nhau ôn lại những kỷ niệm thời còn phục vụ trong quân ngũ.
    Mỗi trưa, khi người đàn ông trên giường bệnh gần cửa sổ ngồi dậy, ông ta thường tiêu khiển bằng cách kể lại cho người bạn cùng phòng nghe về những gì mình nhìn thấy bên ngoài cửa sổ. 
       Qua lời kể của bạn, người bệnh ở giường bên kia như được sống lại trong thế giới muôn màu muôn vẻ bên ngoài khung cửa. Nơi đó có một công viên xanh ngát với hồ nước trong xanh, thơ mộng cùng đàn thiên nga thong thả lượn quanh. Cạnh đó, những đứa trẻ đang thả lên mặt hồ phẳng lặng những chiếc thuyền bằng giấy. Những đôi tình nhân tay trong tay đang dìu nhau dạo chơi quanh luống hoa hồng đỏ thắm... Tất cả như một bức tranh thơ mộng đầy màu sắc. Trong khi người bệnh gần cửa sổ say sưa kể thì ở giường bên kia, bạn của ông đang lim dim đôi mắt, mường tượng trước mắt mình một khung cảnh đẹp như mơ.
       Vào một buổi chiều ấm áp, người bệnh ở giường gần cửa sổ kể lại cho bạn mình nghe về một cuộc diễu binh đang diễn ra bên ngoài. Mặc dù không nghe được dàn nhạc đang tấu khúc quân hành ngoài kia nhưng người đàn ông bị liệt vẫn có thể hình dung ra quang cảnh hùng tráng ấy.
         Ngày tháng lặng lẽ trôi qua.
        Một buổi sáng, như thường lệ, cô y tá trực đem nước đến cho họ, thì tình cờ phát hiện người bệnh nhân nằm bất động trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Ông ấy đã trút hơi thở cuối cùng trong giấc ngủ yên lành đêm qua.
        Sau cái chết của bạn, người đàn ông bị liệt yêu cầu được chuyển sang chiếc giường cạnh cửa sổ. Trên chiếc giường mới, nén đau đớn, ông tìm mọi cách chống tay từ từ ngồi dậy và bắt đầu phóng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài. Nhưng trước mắt ông chỉ là một bức tường trắng xóa.
       Mãi sau này ông mới biết được sự thật: người bạn quá cố của ông là một người mù, thậm chí ông ấy còn không thể trông thấy được bức tường vô cảm kia. Điều ông ấy muốn là đem lại cho bạn mình niềm vui và sự an ủi.
      Hai câu chuyện đầy xúc động cho thấy những ô cửa sổ nhỏ nhoi , quen thuộc trong kiến trúc các ngôi nhà cũng mang một ý nghĩa …tâm linh cao cả , nó có thể giúp hồi sinh những cuộc đời !
       Đôi dòng cảm nhận tản mạn …cũng bởi vì mình luôn có ấn tượng ….về các Ô cửa sổ - Đôi mắt – Tâm hồn …của một ngôi nhà !

                                                                                                                  Tháng 9 -2009

1 nhận xét:

  1. Nhiên
    04:58 28 thg 12 2010
    Em qua thăm TM và những ô cửa sổ đây, tự dưng rất nhớ ô cửa sổ của ngôi nhà ấu thơ, em thích ô cửa sổ với những chiếc chuông gió. Hì.
    Trả lời nhận xét này

    tieumuoi
    07:22 28 thg 12 2010
    hì...vắng em chuông gió cũng ko buồn reo nữa đó ai cũng có những ô cửa kỷ niệm trong đời AN nhỉ

    Trả lờiXóa