Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Sự kì diệu của KT cổ Nhật Bản


TPO - Trận động đất kèm theo sóng thần kinh hoàng hôm 11-3 được xem là thảm họa tồi tệ nhất của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ II. Có những bức ảnh vừa chụp giống nhau đến ớn lạnh với thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử loài người ở Hiroshima và Nagasaki cách đây 66 năm.
Khoảng 70.000 người Nhật Bản đã chết ngay lập tức khi Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima hôm 6-8-1945. Ba ngày sau đó, 75.000 người khác cũng thiệt mạng khi quả bom thứ hai được ném xuống Nagasaki.



Ảnh trên chụp năm 1945, ảnh dưới năm 2011: 
Đền thờ Thần Đạo- Shinto- Nhật Bản đại diện cho sự kết nối về tâm linh giữa con người 
và đất đai. Chiếc cổng Toril truyền thống là nơi dẫn vào đền thờ Thần Đạo Nhật Bản,
 nằm trong số ít những cấu trúc còn tồn tại ở Hiroshima 66 năm trước
 và tại làng Otsuchi thứ sáu tuần trước.
Nằm giữa khu vực đổ nát tan hoang của thị trấn Minamisanriku ở tỉnh Miyagi - Đông Bắc
 Nhật Bản - nơi bị tàn phá nặng nề nhất- còn một ngôi chùa 
và nơi này đang trở thành nơi tạm trú của nạn nhân còn sống sót

( Tin : Sóng thần đã tránh một ngôi chùa ở Nhật Bản - www.sbtn.net/default.aspx?LangID=38&tabId=191&ArticleID...)
NHẬT BẢN LÀ MỘT QUỐC GIA NẰM TRÊN VÀNH ĐAI NÚI LỬA THÁI BÌNH DƯƠNG. 
ĐỘNG ĐÂT XẢY RA BẤT NGỜ VÀ CƯỜNG ĐỘ LỚN. 
VẬY LÀM THẾ NÀO NHỮNG NGÔI CHÙA CỔ HÀNG MẤY TRĂM NĂM NAY 
VẪN ĐỨNG VỮNG TRƯỚC THIÊN NHIÊN KHẮC NGHIỆT ??
NTO - Nhật Bản nổi tiếng với những tòa nhà cổ bằng gỗ, trong đó, một số tòa nhà
 có thể gọi là nhà “cao tầng” gồm những ngôi chùa 5 tầng tại Kyoto, Nara. 


Đền Toji ở Kyoto – thể hiện rõ bình đồ theo trục thẳng đứng

Bí mật đầu tiên là vật liệu được sử dụng. Mỗi phần cấu trúc của ngôi chùa 
5 tầng đều làm bằng gỗ. Khi gỗ gặp phải sức ép, nó có thể cong oằn 
nhưng không dễ dàng bị gãy. Khi sức ép qua đi, gỗ lại trở về 
hình dáng cũ của nó. Do tính linh hoạt đó nên nó có thể chịu được
 sức ép của động đất.
Bí mật thứ hai là bí mật về mặt kiến trúc. Những thanh gỗ được đóng lại
 với nhau và hầu như chẳng dùng cái đinh nào mà chỉ được gắn bằng cách
 gắn đầu của những thanh gỗ đã được đục mỏng và hẹp hơn vào trong khe.
 Vì vậy, khi mặt đất bắt đầu rung chuyển thì mặt tiếp xúc ở những điểm nối 
này vặn vẹo và cọ xát vào nhau. Việc này giúp cho năng lượng của trận
 động đất không truyền lên phía trên cao của tòa tháp. Có khoảng 1000 chỗ
 nối lỗ mộng trong một ngôi chùa 5 tầng giúp cho toàn bộ cấu trúc này
 uyển chuyển như konnyaku (một loại thực phẩm đông đặc và 
trong suốt).

NTO - Bí Mật Các Ngôi Chùa Cổ Ở Nhật 
Bản vẽ mặt cắt ngang ngôi chùa 5 tầng Horyu-ji 
cho thấy cây cột ở giữa vững chắc từ gốc đến đỉnh xuyên qua tâm trục
 ở giữa ngôi chùa
Bí mật thứ ba nằm ở cấu trúc tầng lớp của chùa. Nếu bạn để một thanh
 konnyaku dài đứng trên một đầu của nó, nó sẽ không đứng thẳng được.
 Nhưng 5 miếng hình khối thu nhỏ dần, xếp cái này chồng lên cái kia 
thì sẽ đứng thẳng. Nhật Bản gọi đó là “go ju no to” - (tháp 5 lớp). 
Ngôi chùa căn bản là một số cấu trúc hình hộp được xếp chồng lên nhau. 
Những “cái hộp” gắn liền với nhau bằng những mấu nối lỗ mộng. 
Khi mặt đất rung chuyển, từng lớp của cái hộp từ từ đu đưa và độc lập
 với những cái khác.
Bí mật thứ tư chính là tác dụng lắc lư: Mỗi lớp hộp được phép 
đung đưa nhẹ, vừa phải nhưng nếu chúng lắc lư quá xa 
khỏi trung tâm thì chúng sẽ rớt đổ. Cách đây khá lâu, 
khi quan sát một ngôi chùa năm tầng trong một trận động đất lớn,
 người ta thấy rằng,:khi lớp hộp dưới cùng xoay qua bên trái, thì cái hộp 
nằm trên xoay sang bên phải, còn cái hộp trên nữa lại xoay sang trái, 
cứ như vậy. Nhưng bạn cũng có thể cho rằng một trận động đất cực lớn
 có thể đẩy một lớp hộp ra khỏi đế trụ của nó và làm toàn bộ 
cấu trúc đổ sập.


Bí mật thứ năm - có lẽ thú vị nhất trong tất cả các bí mật, 
liên quan đến một thành phần cấu trúc giúp ngăn ngừa điều 
trên.
 Hãy thử tưởng tượng trong một cuộc thí nghiệm dùng một cái tháp 
làm bằng 5 cái chén úp chồng lên nhau trong một cái khay. Nếu đẩy 
cái khay, những chiếc chén sẽ rớt ngay. Nhưng nếu bạn khoan một 
cái lỗ nhỏ dưới đáy mỗi chén rồi xỏ một chiếc đũa dài xuyên qua
 những cái lỗ đó và đóng cho nó đứng lên, những cái chén sẽ trở 
thành một cái tháp vững chắc và vẫn đứng ngay cả khi bạn 
lắc nhẹ cái khay. Nếu một trong những cái chén muốn bay ra ngoài 
lề thì chiếc đũa sẽ giữ nó lại. Người ta gọi đó là “những cái chén
 của Columbus” dựa theo câu chuyện về quả trứng của Columbus
 có thể đứng được ở một đầu vì một phần vỏ ở đầu đã bị đập dập.
Chiếc đũa đứng giữa những chiếc chén lại với nhau, hơi giống như một 
cái then cài cửa mặc dù cái then thì nằm ngang. Cái “then cài cửa” 
trong chùa là một cây cột lớn dài từ dưới đất lên đến đỉnh. Nếu một
 trong những lớp hộp muốn trượt ra ngoài thì cây cộc trụ sẽ đưa nó 
trở về vị trí trung tâm. 

 Trong trận động đất, cây cột trụ sẽ hơi rung, giống như một con lắc 
lộn ngược để chống lại sức mạnh của động đất. Thật ngạc nhiên,
 kiểu kiến trúc rất hợp lý và khác thường này đã tồn tại ở Nhật Bản
 hơn nghìn năm nay. Nếu bạn đi đến những nơi khác của Châu Á 
và quan sát những tháp chùa, bạn sẽ thấy rằng một số tháp hơi 
giống với những ngôi chùa năm tầng ở Nhật Bản, nhưng sự tương đồng
 không nhiều lắm. Điều này cho thấy chùa năm tầng chỉ được thiết kế 
riêng cho vùng đất thường hay xảy ra động đất của Nhật Bản
 mà thôi. 
Những chiến lược về mặt cấu trúc trong những ngôi chùa 5 tầng 
cũng được áp dụng trong một số tòa nhà cao tầng hiện nay. Những tòa nhà
 bằng đá và cũ hơn thì được xây dựng kiên cố và vững chắc để đương đầu 
với động đất, giống như một cây sồi. Những tòa nhà mới được thiết kế 
sao cho nhuyễn hơn, lắc lư vừa đủ để đối phó với sức mạnh của động đất,
 giống như cây liễu và giống như ngôi chùa 5 tầng.Những lớp cao su 
dát mỏng được đặt bên dưới móng.
Một cơ cấu giảm xóc với thiết kế bộ khung tương khớp được sử dụng 
cho các cột trụ, xà, tường và các thành phần cấu trúc khác. Những bồn chứa 
nước lưng chừng được đặt trên nóc nhà, để nước lắc lư qua lại trong suốt
 trận động đất nhằm hóa giải sức mạnh của địa chấn. Những ngôi chùa 
năm tầng hiện vẫn còn tồn tại ở một số khu chùa chiền cổ của Nhật Bản. 
Các ngôi chùa ấy vẫn giữ được vẻ đẹp từ thời cổ xưa và nắm giữ những 
bí mật tượng trưng cho sự tinh tuý của khoa học kỹ thuật và mở ra 
nhiều cơ hội cho ngành kiến trúc hiện đại



Thần đạo Shinto và sự hòa hợp thiên nhiên



Thần Đạo - Shinto (Shin: thần, to: đạo) là tín ngưỡng và tôn giáo 
của dân tộc Nhật Bản.

Shinto xuất hiện từ thời kì xa xưa của Nhật Bản nhưng lại phát triển khá chậm. 
Các nghi lễ thờ cúng trong Shinto được thực hiện trong hang đá hoặc những địa điểm
 linh thiêng, và hầu như không có tên gọi. Thần linh được gọi chung là kami 
và nữ thần là megami.
Phần cốt yếu trong Shinto là sự “thanh khiết” và sự dung hợp hài hòa giữa con người, 
thiên nhiên và thần linh.
Từ thủa ban sơ những đền Shinto đều đã được đặt giữa thiên nhiên tạo nên sự giản dị, 
thanh khiết và hòa hợp với tự nhiên cũng như với các thần linh.
Những ngôi đền ở Nhật trong khung cảnh thiên nhiên:


Đền Fuji Sengen ở chân núi Fuji trong sắc đỏ rực rỡ của mùa thu


Cổng Torii ở Izushi


Torii nổi bật sắc đỏ trên nền tuyết trắng
Tính chất giản dị và tự nhiên của nó được xem là khuynh hướng chủ yếu trong cảm hứng
 thẩm mỹ của người Nhật. Người Nhật tôn thờ kami như thiên nhiên và tôn thờ 
thiên nhiên như kami.
Người Nhật đã lấy chữ Kyo – “Thanh” làm trọng yếu trong quan niệm đạo
 đức của mình. “Thanh” là trong sạch – trong sạch cả về thể xác lẫn tâm hồn. 
Quan niệm này về sau đã trở thành quy tắc nền tảng trong đạo đức của
 Thần đạo. Sự “Thanh khiết” có nghĩa là chân thành trong tình cảm và
 hành động.
Sự “thanh khiết” đã dẫn đến những quy ước trong cách sinh sống,
 sinh hoạt và tâm linh của người dân Nhật Bản. Họ yêu thiên nhiên,
 yêu sự giản dị và trong sạch đúng với tinh thần của Shinto là phải 
giữ cho tâm hồn được thanh tịnh và không làm phương hại 
tới sự hài hòa của tự nhiên.





Sạch sẽ và giản dị từ trong nhà

Ra đến ngoài phố (Kyoto)

"Gắn vào" thiên nhiên, nằm trong trật tự của thiên nhiên hay làm 
tôn thêm thiên nhiên, đó là những mục tiêu mà ngôi nhà, ngôi đền
 hay chùa Nhật Bản phải đạt được.



Một căn nhà nhỏ ẩn trong màu xanh của thiên nhiên, cây cỏ


một góc của khu vườn – cân đối giữa cao và thấp



Có sơn, có thủy, vừa đẹp vừa mang lại cảm giác thư thái


Đến mùa thu, những khu vườn này cũng được nhuộm đủ màu sắc
 rực rỡ của thiên nhiên


Khu vườn rộng với một chiếc đèn đá nhỏ - rất đặc trưng 
của vườn Nhật Bản
"Hướng" một ngôi nhà về phía nam (hay đông nam) là đón nhận ánh sáng từ thiên đỉnh,
 đấy là nguồn hơi ấm và lửa, biểu tượng của sự sống và sự hủy diệt. Biểu tượng 
của ánh sáng là nguồn hồi sinh vô tận, ngôi nhà phải tắm mình trong cái khí của Mặt trời.
 Điều đó biểu hiện sự tôn sùng đối với thần linh tổ tiên của họ thần
 Mặt Trời.




Ngôi đền hướng Nam



Đền nổi Itsukushima
Không những thế, người Nhật Bản cổ xưa muốn thông qua kiến trúc tìm một bình đồ 
để tâm linh của họ có thể liên kết với các đấng thần linh, để cho hơi thở của thần linh 
tràn ngập trong những ngôi nhà, để cho cuộc sống trần tục được thần linh bảo hộ 
và đẩy lùi mọi tai ương trước khi trở về với các kami thông qua 
cái chết.
Và bình đồ theo trục thẳng đứng hướng lên Trời được tôn thờ, nó thể hiện mối liên hệ giữa 
Trời và Đất đã được thiết lập. Đó cũng chính là mối quan hệ giữa Con người - Thiên nhiên - 
Thần linh trong tư tưởng Thần đạo.



Đây là ngôi Đền Vàng (Kinkaku-ji) nổi tiếng của Nhật Bản. 
- Nguồn tổng hợp -
.




THẬT KỲ DIỆU PHẢI KHÔNG CÁC BẠN , CÒN RẤT NHIỀU ĐIỀU VỀ
 KIẾN TRÚC NHẬT BẢN ĐỂ KHÁM PHÁ 
  



SỰ THÔNG MINH TRONG KT ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG...
ĐÂY CHÍNH LÀ THỨ MÀ TẤT CẢ AI ĐAM MÊ NGÀNH KIẾN TRÚC THEO ĐUỔI ! 


XIN ĐƯỢC NGHIÊNG MÌNH TRƯỚC MỘT DÂN TỘC VĨ ĐAI !

2 nhận xét:

  1. cảm ơn bạn,bài viết thực sự rất hữu ích,nhưng mà rất nhiều ảnh ko hiểu sao không hiện ra,tiếc quá

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hi...tiếc thật...bài ni mình mang từ blog plus sang...không có thời gian để xem lại và bổ sung 1 số hình ảnh bị lỗi ko xem được...cảm ơn bạn...có thời gian mình sẽ chỉnh sửa lại nhé !

      Xóa